Khi chơi bóng đá mà bị chấn thương lật cổ chân thì phải làm sao?

Khi chơi bóng đá, người chơi có thể gặp phải một số chấn thương do quá trình hoạt động mạnh, trong đó, lật cổ chân không phải là hiếm gặp. Tuy lật cổ chân phổ biến ở người chơi bóng nhưng chúng cũng khá nguy hiểm nếu mắc phải. Bởi khi bị lật cổ chân, dây chằng ở chân bị giãn, rách hoặc thậm chí là đứt. Ban đầu lật cổ chân sẽ được các chuẩn đoán là bong gân cổ chân. Nhưng nếu không xử lý ngay từ ban đầu, chúng có thể khiến cổ chân đau dai dẳng và lỏng mãn tính, khó điều trị. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về kinh nghiệm phòng và chữa lật cổ chân cho người chơi bóng đá trong bài viết bên dưới.

Tại sao cầu thủ bóng đá cần biết cách xử lý chấn thương lật cổ chân?

Chấn thương lật cổ chân rất hay gặp trong thể thao và bóng đá nói riêng. Và đây là ​kinh nghiệm chữa lật cổ chân khi đá phủi. Lật cổ chân hay còn gọi là “lật sơ mi” là tình trạng rách hay đứt dây chằng bao quanh cổ chân. Đây là chấn thương thường gặp với người chơi thể thao. Nhất là các môn vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông… Dân bóng đá văn phòng. Còn ít kinh nghiệm có thể sẽ không biết cách xử trí tốt. Khi gặp phải chấn thương này. Nếu khâu xử lý ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị.

cổ chân bị lật
Chấn thương lật cổ chân ở người chơi bóng đá

Nay khi bị lật cổ chân, người chơi bóng cần chườm đá luôn

Bác sĩ Lê Thanh Tùng, trưởng khoa Ngoại chấn thương của Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết: “Ngay khi bị lật cổ chân, người chơi bóng cần chườm đá luôn. Đây là phương pháp tối ưu để giảm sưng tấy và tránh bị giãn dây chằng. Sau đó, dùng vải mềm quấn để cố định cổ chân. Hạn chế đi lại trong 2 ngày đầu. Tích cực chườm đá bằng cách cho đá vào xô nước. Ngâm chân bị đau vào khoảng 20 phút/lần, ngày ngâm 3 lần. Đó là cách chữa tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện. Nếu bị nặng hơn thì nên đi gặp bác sĩ để được điều trị tốt hơn”.

Người chơi bóng đá cần mang theo dụng cụ bó chắc chỗ bàn chân lại

Trong trường hợp trước khi chơi thể thao bạn cần mang theo dụng cụ bó chắc chỗ bàn chân lại. Để cổ chân có thể cố định khi chơi thể thao. Dụng cụ đó đó thể giúp cho bàn chân cổ chân và mắt cá chân khỏi tình trạng bị tổn thương khi có lực tác dục bên ngoài.

Trung vệ Dũng “Đức Giang”, cựu cầu thủ Khánh Hòa và Tây Ninh. Hiện đang khoác áo FC Phương Anh cho biết: “Trường hợp nặng cần chụp X quang để loại trừ gãy xương. Còn ở mức độ nhẹ, chỉ cần ngâm nước đá 20 phút/lần, ngày 3-4 lần. Thì sau hai buổi là khỏi. Nếu nặng hơn thì có thể kéo dài 5 ngày đến 1 tuần. Quan trọng là phải kiên trì ngâm và giữ chân, không vận động mạnh, hạn chế đi lại”.

Cựu tuyển thủ ĐT futsal Việt Nam chia sẻ các bài tập phục hồi lật cổ chân

Cựu tuyển thủ ĐT futsal Việt Nam, Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ về bài tập phục hồi: “Dù bạn bị chấn thương lật cổ chân ở mức nào cũng cần tập luyện phục hồi để mau bình phục. Không làm hại đến dây chằng. Có một số bài tập cơ bản như kéo giãn bằng khăn, giữ 45 giây, lặp lại 10 lần, ngày 3 lần. Hoặc bài tập đứng kéo giãn chân sau, giữ 45 giây, lặp lại 10 lần, ngày 3 lần. Một bài tập khác là tập ván thăng bằng 5-10 phút, ngày 3 lần, nên mang thêm dụng cụ hỗ trợ để cố định bàn chân và khớp mắt cá chân để tránh vết thương bị viêm”.

kéo dãn chân bằng khăn
Dùng khăn kéo dãn chân giúp cầu thủ hồi phục sau khi bị lật chân

Cựu trợ lý HLV ĐT Futsal Việt Nam chia sẻ các bài tập phục hồi lật cổ chân

Cựu trợ lý HLV ĐT Futsal Việt Nam, ông Đào Ngọc Anh chia sẻ kinh nghiệm: “Sau khi bị lật, dừng chơi ngay và lấy đá chườm. Về nhà lấy một chậu nước thật lạnh, ngâm chân vào 20 phút. Mỗi ngày tập phục hồi khoảng 10 phút bằng cách vịn tay vào tường, nhún nhẹ chân, xoay nhẹ cổ chân và khi đi ngủ nên kê cao chân khoảng 30 cm. Một lưu ý là hạn chế ăn rau muống, xôi nếp, thịt gia cầm để tránh đau nhức. Nếu bị nhức thì việc cố định cổ chân sẽ lâu lành hơn”.

Một số kinh nghiệm xử lý khi bị lật cổ chân từ người chơi bóng nhiều năm

Một số lưu ý từ các người chơi giàu kinh nghiệm về những việc không nên làm khi lật cổ chân là: Không nên xoa dầu nóng, rượu bởi có thể làm vết đau sưng to hơn. Không nên bó thuốc bắc bởi có thể bị nhiễm trùng da. Việc kéo nắn không đúng cách sẽ làm rách cơ thêm bên trong. Việc tìm dụng cụ cố định bàn chân sẽ giúp cho khớp và các gân bàn chân, khớp xương mau chóng phục hồi, tránh ảnh hưởng đến việc đi lại. Là điều rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *