Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật Gò bóng trong bóng bàn

Trong môn thể thao bóng bàn thì có một loại kỹ thuật tương đối chắc chắn khi người chơi đánh trả bóng xoáy xuống gần và trong bàn, đó là kỹ thuật gò bóng. Kỹ thuật gò bóng là rất cần thiết trong bộ môn bóng bàn. Đặc điểm của kỹ thuật gò bóng là có sức mạnh nhỏ, tốc độ chậm, có độ xoáy và điểm rơi linh hoạt, đường bóng không dài. Bóng sau khi bật qua bàn đối phương phần lớn là ở trong bàn nên thiếu lực hướng ra trước, khiển cho đối thủ khó phát động tấn công lại.

Dựa vào sự khác nhau ở vị trí đánh bóng mà kỹ thuật gò bóng được chia làm 2 loại là kỹ thuật gò bóng thuận tay và kỹ thuật gò bóng trai tay. Nếu như dựa vào thời điểm đánh lại có 2 loại gò bóng là gò bóng chậm và gò bóng nhanh. Và nếu như dựa vào sự khách nhau về độ xoáy thì có 2 loại gò là gò bóng có xoáy và gò không xoáy. Trong bài biết này sẽ gửi đến mọi người chi tiết về kỹ thuật gò bóng chậm và kỹ thuật gò bóng nhanh.

Kỹ thuật gò bóng chậm thuận tay và trái tay

Gò bóng thuận tay
Kỹ thuật gò bóng chậm có động tác đánh bóng lớn, tốc độ bóng chậm.

Đặc điểm kỹ thuật gò bóng chậm

  • Động tác đánh bóng lớn, tốc độ bóng chậm.
  • Bóng xoáy xuống mạnh.
  • Kết hợp với các loại gò bóng có thể thay đổi tiết tấu đánh bóng, tranh thủ chủ động

Các kỹ thuật động tác

  • Vị trí: chân trái trước, người cách bàn 40-50cm, hai đầu gối hơi chùng.
  • Cầm vợt: đưa vợt ra sau lên trên, mặt vợt ngửa sau
  • Vung vợt: khi bóng nẩy, vung vợt ra trước xuống dưới, khi bóng xuống trước thời kì đỉnh điểm đánh bóng vào vị trí nửa dưới bóng.
  • Tuỳ thế vung vợt: sau khi đánh bóng, tuỳ thế vung vượt đến bên thân phía trước.

Những chú ý cần nhớ

  • Thân hình ngã trước động tác nhỏ, chủ động phát lực là chính.
  • Khi đánh bóng, lấy bên dưới phần giữa của vợt ma sát bóng có hiệu quả.

Sai lầm dễ mắc phải

  • Mức độ lăng vợt nhỏ, phát không ra lực.
  • Vị trí lăng vợt quá cao, không đủ ma sát bóng.
  • Gò bóng chậm thuận tay không dùng sức chuyển của thân thể nên có ảnh hưởng tới xoáy bóng và tính ổn định.
  • Động tác vung vợt quá lệch bên nên bóng không có lực hướng trước, nên bóng đánh dễ ra ngoài hai bên
Thi đấu bóng bàn
Người chơi nên chú ý đến thế đứng, cách cầm vợt và vung vợt

Phương pháp sửa chữa những sai lầm

  • Đứng hơi xa bàn một chút để động tác có thế đánh lớn một chút hoặc dùng cách gò bóng để tìm hiểu lực phát của gò bóng và ma sát bóng..
  • Vị trí đưa vợt cơ bản cùng chiều cao với bóng đến.
  • Cầm vợt và vung vợt, chú ý đến chuyển động của thân hình dẫn theo cánh tay nhất là cỡ tay phát lực.
  • Nguyên nhân vì vợt bóng vung quá nhiều sang bên, thường thường thì điểm đánh bóng ở chính diện thân hình và do thân hình đứng xa tạo nên.

Các bước luyện tập gò bóng chậm

  • Hai người luyện tập vừa giao vừa gò bóng. Đối phương giao bóng xoáy xuống, người tập dùng cách gò bóng thuận tay và trái tay đánh trả
  • Luyện tập gò bóng, hay người luyện tập dùng trái tay hoặc thuận tay cắt bóng chậm (ngắn).

Kỹ thuật gò bóng nhanh thuận tay và trái tay

Đặc điểm kỹ thuật gò bóng nhanh

  • Động tác biên độ nhỏ, ra tay nhanh, tốc độ trả bóng nhanh
  • Đường vòng thấp, điểm rơi thay đổi phong phú
  • Trong kỹ thuật mang tính chất quá độ gò bóng nhanh có tác dụng rất quan trọng

Các kỹ thuật động tác

  • Vị trí đứng: người cách bàn 40cm hai chân dạng ra, hoặc chân trái lên trước
  • Cầm vợt: đưa vợt ra sau một chút, động tác lăng vợt đừng lớn quá, mặt vợt hơi ngửa về sau.
  • Vung vợt: vung vợt ra trước xuống dưới, lấy cánh tay phát lực là chính, khi bóng đến đỉnh điểm đánh vào phần dưới giữa bóng. Khi chạm bóng cổ tay phải phát lực ma sát bóng rõ rệt.
  • Tuỳ thế vung vợt: sau khi đánh bóng, mặt vợt tự nhiên hướng ra trước, rồi trở lại vị trí cũ.
Học chơi bóng bàn
Người chơi mới nên luyện tập thường xuyên để nâng cao kỹ năng

Những chú ý cần nhớ

  • Khi gò bóng ngăn cấm vợt dọc thuận tay, ngón cái cần dùng lực, khi dùng trái tay cần dùng lực ngón trỏ.
  • Cổ tay thả lỏng tự nhiên, mượn sức của bóng đến phát lực ra trước.
  • Chú ý mượn sức ngửa ra trước của thân thể trợ giúp cánh tay và cổ tay dùng lực ma sát bóng.
  • Khống chế đường cầu vồng của hồi bóng, ngoài việc điều chỉnh góc độ mặt vợt, còn có thể thông qua thời gian đánh bóng của thời kỳ trước giai đoạn đỉnh điểm hay cao điểm để điều chỉnh đường cầu vồng

Sai lầm dễ mắc phải

  • Chỗ đứng hơi xa nên mất cơ hội đánh bóng.
  • Động tác cổ tay quá nhỏ nên lực phát không đủ.
  • Không thể căn cứ vào bóng đến để điều chỉnh động tác, gây ra sai sót cho nhiều trường hợp.
  • Tốc độ cắt bóng nhanh không rõ ràng.

Phương pháp sửa chữa những sai lầm

  • Căn cứ vào bóng đến dài, ngắn mà định vị trí đứng, song cố hết sức đứng gần bàn bóng.
  • Dưới tiền đề phát lực cánh tay, dùng thích đáng sức cổ tay.
  • Thông thường khi bóng đến thấp vị trí vợt lăng phải thấp hơn một chút, bóng đèn cao thì vị trí lăng vợt cũng cao hơn một chút.
  • Gò bóng nhanh không rõ rệt là vì không đón bóng để cắt bóng; mất thời cơ đánh bóng trước giai đoạn đỉnh điểm

Các bước luyện tập gò bóng nhanh

  • Luyện tập vừa gò bóng chậm và nhanh. Đối phương dùng cách cắt bóng chậm để cung cấp bóng cho bên người tập luyện. Làm cho bên người luyện tập hiểu rõ yếu điểm của kỹ thuật gò bóng nhanh.
  • Luyện tập vừa giao bóng vừa gò bóng; đối phương phát bóng xoáy xuống, bên tập dùng cắt bóng nhanh tiếp nhận.
  • Luyện tập song phương gò bóng, trong tốc độ nhất định; hiểu rõ động tác kỹ thuật lăng vợt nhanh chóng và xuất thủ nhanh chóng.
  • Luyện tập nhiều bóng.

Lời kết

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 2 kỹ thuật gò bóng bàn phổ biến đó là gò bóng nhanh và gò bóng chậm. Nếu là một người chơi bóng bàn; hãy luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng của bản thân. Chúc bạn thành công với môn bóng bàn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *