Bởi vì phải hoạt động cường độ cao trong một thời gian dài nên người chơi bóng đá thường gặp một số vấn đề chấn thương như căng cơ. Căng cơ thường sẽ xảy ra đối với người chơi bóng đá nhưng ít thường xuyên, nên tần suất vận động khá thấp, dẫn đến cơ bắp chân dễ bị căng giãn khó chịu. Vậy phải làm sao khi người chơi bóng đá bị căng cơ, có cách nào xử lý không? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về cách xử lý căng cơ chân bị đá bóng mà bạn nên biết trong bài viết bên dưới nhé.
Tình trạng căng cơ chân khi chơi đá bóng xảy ra thế nào?
Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn đột ngột. Với mức căng giãn lớn vượt quá sức chịu đựng của cơ. Khi bị căng cơ, bạn bắt đầu cảm thấy nhau nhức. Và vùng cơ bị co giãn bị sưng tấy. Thậm chí xuất hiện vết bầm tím. Căng cơ thường xảy ra khi bạn lao động nặng, vận động quá sức hay gặp sự cố trong quá trình luyện tập, vui chơi thể thao. Trong đó, căng cơ chân khi chơi đá bóng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp ở người trẻ.
Đến gặp bác sĩ nếu bị căng cơ sau khi tập thể thao và gặp các dấu hiệu sau:
- Bị đau cơ kéo dài hơn 1 tuần.
- Bị đau hơn khi luyện tập.
- Sưng, nóng, đỏ vùng cơ bị thương.
- Khó thở, chóng mặt.
Căng cơ sau khi tập thể thao là điều không tránh khỏi. Người thường xuyên luyện tập thể thao cần biết cách xử trí cũng như phòng tránh căng cơ khi tập luyện.
Khi chơi bóng đá mà bị căng cơ chân thì phải làm sao?
Những điều nên làm nếu bị căng cơ chân
Khi cảm nhận dấu hiệu chân bị căng cơ, bạn hãy dừng hoạt động (lao động, luyện tập, chơi bóng) của mình. Và tìm kiếm ngay túi đá lạnh, chườm lên vùng đau nhức. Việc chườm đá sẽ giảm lượng máu lưu thông đến vết thương. Từ đó giảm sưng tấy, nhau nhức mà bạn đang gặp phải. Lưu ý là bạn không nên chườm đá lạnh lên vùng da bị trầy, chảy máu.
Những điều không nên làm nếu bị căng cơ
Sai lầm mà nhiều người thường hay mắc phải đó là bôi các loại dầu nóng. Hoặc dùng rượu xoa bóp lên vùng đau nhức. Bởi 2 thứ này sẽ khiến dây chằng mất dần tính đàn hồi rồi yếu dần. Và chất thương sẽ lâu bình phục hơn. Bên cạnh đó, khi bị căng cơ chân thì bạn không nên vận động trong khoảng 1-2 ngày đầu tiên và hạn chế luyện tập, làm việc. Hoạt động cường độ mạnh trong khoảng 1 – 2 tuần tiếp theo. Hoặc lâu hơn nếu tình trạng căng cơ nặng.
Khi đá bóng mà bị chấn thương căng cơ chân thì phải xử lý ra sao?
Cách sơ cứu chân
Trong quá trình chơi đá bóng, nếu xảy ra va chạm hoặc cảm thấy các dấu hiệu sưng tấy, bầm tím; đau các khớp xương kế bên, gân cơ bị yếu. Thì nên ngừng cuộc chơi ngay lập tức. Bằng cách ra hiệu cho đồng đội, huấn luận viên để thay người. Sau đó, chườm đá lạnh vào vùng cơ bị đau nhức. Để giảm thiểu tình trạng sưng tấy (chườm đá khoảng 20 phút mỗi lần. Không giới hạn thời gian chườm).
Tiếp theo nữa là quấn băng vùng bị thương để nhằm giúp giảm viêm, sưng tấy thêm. Lưu ý là chỉ quấn băng vừa phải để không ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn. Trong quá trình nghỉ ngơi, hãy nâng cao cơ bằng cách gác lên thành ghế, bàn để giảm sưng tấy. Và một điều quan trọng nữa trong bước sơ cứu căng cơ chân khi chơi bóng là uống thuốc giảm đau. Hoặc một số sản phẩm thực phẩm hỗ trợ xương khớp. Giúp vùng cơ nhanh lành (lưu ý khi dùng phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa).
Cách hồi phục
Nếu bạn chưa biết căng cơ chân làm sao hết thì đừng bỏ qua 3 bài tập phục hồi vùng căng cơ chân khi đá bóng, vận động, lao động… gồm:
- Nghỉ ngơi: cách chữa trị tốt nhất chính là nghỉ ngơi đúng lúc. Đặc biệt là 1-2 ngày đầu mới bị bong gân. Khoảng thời gian nghỉ ngơi dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng căng cơ và vị trí căng cơ chân cụ thể ở đâu.
- Thực hiện một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng như ngồi lên ngồi xuống. Đi bộ khoảng cách ngắn… Hoặc điều trị, tập luyện theo phác đồ của chuyên viên sức khỏe, bác sĩ khuyên.
- Massage: Bên cạnh việc nghỉ ngơi, áp tập một vài bài tập vật lý thì bạn đừng quên massage vùng cơ bị căng đau.
- Hoặc bạn có thể lựa chọn các bài tập chuyên sâu của một số trung tâm chăm sóc sức khỏe xương khớp uy tín hiện nay
Phòng ngừa căng cơ khi tập thể thao
Để tránh bị tình trạng căng cơ khi luyện tập thể thao, cần:
- Khởi động đầy đủ trước khi tập luyện: Khởi động giúp làm giãn cơ mà không ảnh hưởng đến cơ bắp. Nói cách khác, khởi động cũng là một bài tập với cường độ nhẹ. Giúp các cơ chuẩn bị tập luyện, khi máu lưu thông nhiều hơn tới các cơ.
- Uống nước đủ: Quá trình luyện tập sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Lúc này, cơ thể cần được bù nước để điều chỉnh thân nhiệt, đồng thời bôi trơn các khớp. Giúp vận chuyển các dưỡng chất cần thiết. Nếu không uống nước, cơ thể sẽ không thể tập luyện hết khả năng và dễ cảm thấy mệt, đau nhức cơ; căng cơ choáng váng, chóng mặt và các dấu hiệu khác.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giữa các bài tập của cùng một nhóm cơ cần được nghỉ ngơi 48 giờ. Nếu không để cơ nghỉ ngơi sẽ gây tổn thương đến cơ bắp và ảnh hưởng đến sự phát triển cơ.
- Tập đúng kỹ thuật: Luyện tập theo chỉ dẫn của huấn luyện viên để tập đúng kỹ thuật có thể phòng tránh căng cơ và các vấn đề về khớp.
- Giãn cơ sau khi kết thúc tập luyện: Việc này sẽ làm tăng khả năng đàn hồi của cơ. Đồng thời giúp điều chỉnh lưu lượng máu từ cơ trở về tim.
- Không nên tập quá sức: Tập luyện thể thao là một quá trình để các cơ làm quen với cường độ. Nếu cố gắng tăng cường độ tập luyện hoặc tập quá sức. Vượt ngoài khả năng sẽ dễ gây chấn thương.