Bóng đá là một môn thể thao đồng đội diễn ra trong thời gian dài. Môn thể thao này đòi hỏi cường độ hoạt động của các cơ bắp là rất lớn. Các cầu thủ phải liên tục điều khiển bóng, tranh bóng, đổi hướng và sút bóng. Mặc dù, có nhiều dụng cụ bảo vệ nhưng chấn thương trong bóng đá là điều không thể tránh khỏi đối với bộ môn này. Nhiều chấn thương là nỗi ám ảnh, kết thúc cả sự nghiệp thi đấu hay thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của cầu thủ. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn những chấn thương cũng như phòng ngừa và xử lý kịp thời trong bóng đá mà bạn nên biết.
Những chấn thương thường gặp và cách xử lý hiệu quả
Những chấn thương thường xảy ra trong bóng đá rất đa dạng. Sau đây hãy cùng theo dõi 2 loại chấn thương phổ biến nhất mà các cầu thủ thường gặp phải.
Đối với chấn thương về cơ
– Giãn cơ
Tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những người chơi bóng đá với cường độ cao. Đây là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Cụ thể:
- Dấu hiệu: Nếu bạn bị giãn cơ, ngay lập tức sẽ có cảm giác đau nhói ở vùng bị tổn thương. Sau một thời gian ngắn, tại chỗ đó sẽ bị sưng lên.
- Xử lý ban đầu: Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để tránh làm tổn thương thêm. Chườm đá 10 – 15 phút/ lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Xoa thuốc thích hợp (cần có chỉ định của bác sĩ). Tránh hoạt động mạnh trong thời gian điều trị.
– Căng cơ
Xảy ra khi vận động quá mạnh khiến các cơ bị kéo căng, nếu quá đà có thể dẫn đến bị rách cơ. Với cường độ tập quá nhiều hay tập khởi động không đúng. Dấu hiệu của các cầu thủ khi bị tình trạng này:
- Dấu hiệu: Đau, sưng, chuột rút, co thắt cơ và khó cử động cơ.
- Xử lý ban đầu: Khi nhận thấy dấu hiệu bị căng cơ, phải dừng ngay mọi vận động để tránh tác động thêm nữa vào chỗ bị tổn thương. Ngay sau đó lấy đá lạnh chườm 10 – 15 phút/lần vào chỗ đau, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Không cần xoa thuốc nếu sau thời gian chườm đá cơn đau giảm đi. Nếu sau từ 2-3 ngày vẫn đau âm ỉ thì bạn nên đến bệnh viện chiếu chụp để kiểm tra cẩn thận.
– Rách cơ
Thường xảy ra khi cầu thủ vận động quá mạnh và quá sức. Hoặc có một hành động mạnh đột ngột khiến cơ bị căng quá mức dẫn đến rách. Ví dụ một cú xoạc chân cản bóng. Dấu hiệu cụ thể:
- Dấu hiệu: Thường xuất hiện vết bầm như bị tụ máu tại chỗ bị thương, kèm theo cơn đau dữ dội.
- Xử lý ban đầu: Ngay lập tức phải dừng các vận động, sơ cứu chỗ bị đau bằng băng gạc quấn thật chặt để giảm chảy máu, sưng và đau. Sau đó nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
– Đứt cơ
Là trường hợp nặng nhất trong các tổn thương về cơ. Cụ thể:
- Dấu hiệu: Cơ bị đứt sẽ khiến chỗ tổn thương bị sưng, khớp lỏng lẻo không thể cử động.
- Xử lý ban đầu: Nằm bất động để tránh trật khớp và làm vết thương thêm trầm trọng hơn. Chườm đá để tránh sưng. Dùng kẹp cố định, rồi đưa ra trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Đối với chấn thương về xương
Về chấn thương xương, với bóng đá, gãy xương không thường xảy ra. Nhưng một khi nó đến, lại rất nguy hiểm với cầu thủ. Cách nhận biết như sau:
- Dấu hiệu: Bị gãy xương rất đau, tưởng như không chịu nổi. Đồng thời chỗ gãy bị sưng to, không thể cử động, thậm chí chỗ xương gãy có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sờ thấy.
- Xử lý ban đầu: Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để tránh làm tổn thương thêm. Cầm máu bằng băng gạc hay một tấm vải sạch. Băng nẹp cố định bằng hai tấm gỗ, hoặc bìa cứng. Di chuyển trên cáng cứng hoặc một tấm gỗ cứng, bằng phẳng. Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị đúng cách.
Phòng ngừa chấn thương cho cầu thủ hiệu quả
- Luôn dành thời gian thích đáng để khởi động và cǎng cơ trước khi luyện tập hay thi đấu.
- Luôn mang nẹp bảo vệ cẳng chân khi thi đấu.
- Trang phục thích hợp.
- Tránh bám đu lên xà ngang hay bám đu vào lưới.
Ngoài ra, cần chuẩn bị tốt và có kế hoạch cấp cứu điều trị kịp thời những chấn thương nặng. Đặc biệt, nghiêm trọng như gãy xương, trật khớp, hay các chấn động khác.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những chấn thương phổ biến trong bóng đá và cách khắc phục. Trong luyện tập và thi đấu bóng đá, việc các cầu thủ va chạm và chấn thương là không tránh khỏi. Do đó, cần chuẩn bị thật kỹ để xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu các bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm!